Báo Đảng giữ vai trò nòng cốt chính trị trong hệ thống báo chí Việt Nam…

Chủ nhật - 13/04/2025 23:37
BPO - Để có một tờ báo có tác dụng tích cực trong phong trào hành động cách mạng của quần chúng, trước hết nội dung thông tin phải cần thiết cho người đọc, có sức lay động, hấp dẫn người đọc. Hạn chế lớn nhất của báo Đảng địa phương là thông tin chậm, hình thức thể hiện ít đổi mới, đơn điệu, trùng lặp.

   BPO - Để có một tờ báo có tác dụng tích cực trong phong trào hành động cách mạng của quần chúng, trước hết nội dung thông tin phải cần thiết cho người đọc, có sức lay động, hấp dẫn người đọc. Hạn chế lớn nhất của báo Đảng địa phương là thông tin chậm, hình thức thể hiện ít đổi mới, đơn điệu, trùng lặp.


   Nhiều ý kiến trong hội nghị Tổng biên tập lần này đã khẳng định: Mỗi tờ báo Đảng địa phương phải trở thành một kho thông tin về mọi mặt kinh tế - xã hội, một địa chỉ văn hóa mang đậm sắc thái địa phương. Một tờ báo địa phương chỉ cần thiết cho nhân dân chính địa phương ấy và nhân dân cả nước khi nó đại diện cho một vùng đất, một cộng đồng dân cư trong một quốc gia thống nhất, đa dạng. Mang đậm sắc thái địa phương là định hướng quan trọng thể hiện báo chí địa phương vươn ra toàn quốc và tới những quốc gia, cộng đồng khác trên thế giới.

   “Báo Đảng giữ vai trò nòng cốt chính trị trong hệ thống báo chí Việt Nam…”

(Báo Bình Phước, 15-9-1999)

Ghi chép của Hoàng Lâm


   Hai ngày, vâng, chỉ có hai ngày (8 và 9-9-1999) nhưng hội nghị báo Đảng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hà Nội đã nêu bật được nhiều ý nghĩa, đọng lại nhiều suy tư ở mỗi đồng chí tham dự. Lần đầu tiên kể từ sau ngày đất nước thống nhất, có cuộc họp riêng cho tất cả Tổng biên tập báo Đảng của 61 tỉnh, thành phố. Nội dung hội nghị: Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác quản lý báo chí; quán triệt, vận dụng Luật Báo chí vừa được Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều…


   Các đồng chí Tổng biên tập của báo Đảng địa phương đến dự hội nghị với một tâm trạng vừa giống nhau, vừa rất khác nhau. Nhưng, chung nhất vẫn là niềm tin vững chắc vào những thành tựu mà báo Đảng các tỉnh, thành phố đã đạt được trong mấy mươi năm qua, nhất là từ sau Đại hội VI, đại hội quyết định chiến lược đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đạt tới tầm cao mới và sau khi có Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị, thì hệ thống báo Đảng các tỉnh, thành đã có thêm nhiều tiến bộ. Tất nhiên mặt được là thế, nhưng vẫn còn những hạn chế, trăn trở không thể giải quyết trong một sớm, một chiều…


   Các đồng chí lãnh đạo của Đảng: Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Tư tưởng - Văn hóa và Khoa giáo Trung ương; Hữu Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương; lãnh đạo đại diện Nhà nước: Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khoa Điềm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Phan Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; các đồng chí Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, nhiều Vụ trưởng… đến dự, chủ trì, chỉ đạo hội nghị đã nghe, phát biểu, đối thoại sôi nổi với Tổng biên tập các báo Đảng cả nước.


   Cần thông tin nhiều hơn cho địa phương, về địa phương và vì địa phương


   Đồng chí Đào Duy Quát, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã trình bày báo cáo sơ kết hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị, nêu bật vị trí, vai trò của báo Đảng địa phương trong hệ thống báo chí của nước ta. Hiện nay, cả nước đã có 61 tờ báo Đảng ở 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng phát hành gần 144 triệu bản 1 năm, chiếm 25% tổng số bản báo chí phát hành cả nước, mở rộng hơn mặt phổ biến, tuyên truyền thông tin của Đảng đến từng thôn xóm, làng bản, vùng xa, vùng sâu. 


   Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển chung của báo chí cả nước, báo Đảng địa phương đã đạt được nhiều tiến bộ, nhiều mặt hoạt động có chuyển biến rõ nét, như phạm vi và chất lượng thông tin được nâng cao, hình thức được cải tiến, lượng phát hành tăng, chủng loại phong phú hơn, đội ngũ làm báo trưởng thành nhanh về trình độ chính trị và chuyên môn. Ưu điểm nổi bật của báo Đảng địa phương là giữ đúng định hướng chính trị, bám sát tôn chỉ mục đích, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội về chính trị, nhiệt thành ủng hộ sự nghiệp đổi mới, chống các biểu hiện tiêu cực, nhất là tệ tham nhũng, quan liêu, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.


   Báo cáo còn nêu một số mặt tồn tại của báo Đảng địa phương cần sớm được chấn chỉnh, như thông tin trên báo còn chậm, hình thức thể hiện ít đổi mới, còn đơn điệu, trùng lặp, một số tờ báo đã chớm nảy sinh xu hướng chạy theo thị hiếu tầm thường, tổ chức chạy quảng cáo, phát hành các số báo phụ, chuyên đề ở các đô thị lớn để kiếm lời, cá biệt có một số cán bộ, phóng viên, biên tập viên thoái hóa, biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất đảng viên, mất uy tín trong quần chúng và làm mất uy tín của tờ báo…


   Quán triệt tinh thần Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị, các báo Đảng địa phương đã xây dựng các phương hướng hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, nghề nghiệp và hiệu quả xã hội của tờ báo; giữ gìn phẩm chất, đạo đức người làm báo, từng bước giảm chi về tài chính.


   Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của báo Đảng địa phương trong hệ thống báo chí của xã hội, hoan nghênh báo Đảng địa phương đã vượt qua khó khăn, có nhiều tiến bộ, đổi mới về nội dung, hình thức, có bước phát triển mới về chất lượng thông tin, số lượng phát hành, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Đồng chí nêu rõ định hướng lớn và nhiệm vụ chủ yếu của báo Đảng địa phương là cần nhạy bén hơn nữa về chính trị, phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị hiện nay, cải tiến hơn nữa về nội dung và phương pháp thông tin để tờ báo ngày càng hấp dẫn bổ ích, bảo đảm định hướng chính trị, mở rộng diện thông tin, tạo ra bản sắc riêng của từng tờ báo Đảng địa phương, thông tin nhiều hơn cho địa phương, về địa phương và vì địa phương. Đồng chí nhấn mạnh, mỗi tờ báo Đảng địa phương cần gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tờ báo với thực hiện các Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và Nghị quyết Trung ương 7, tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong Đảng và trong đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên về các mặt, nhận thức chính trị, quan điểm chính trị thể hiện ở quan điểm làm báo, đạo đức lối sống, trước hết là đạo đức nghề nghiệp làm báo, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm của người đảng viên, người cầm bút chân chính, xây dựng cơ quan báo đạt tiêu chuẩn về văn hóa và xây dựng phương hướng kiện toàn bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 7. Đồng chí đề cập đến trách nhiệm và sự phối hợp giữa Đảng bộ, chính quyền địa phương, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam trong công tác lãnh đạo, quản lý báo Đảng địa phương để báo Đảng địa phương vươn lên phát huy vị trí, vai trò của mình trong hệ thống báo chí của cả nước.


   Phải giữ vững vai trò nòng cốt chính trị…


   Theo số liệu của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, đến ngày 31-3-1999 ở 61 tỉnh, thành phố có 4 báo ra hàng ngày là Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Hải Phòng và Đà Nẵng; 1 báo ra 5 kỳ một tuần là Thừa Thiên Huế. Các báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Nghệ An ra 4 kỳ/tuần. Có 21 báo ra 3 kỳ, 15 báo ra 2 kỳ/tuần; riêng Ninh Thuận 5 ngày ra 1 kỳ. 7 tỉnh có báo dành riêng cho đồng bào vùng cao, 1 tỉnh có báo tiếng Khơ me (Trà Vinh) phát hành 6.000 bản/năm. Mức hưởng thụ của báo Đảng địa phương mới được 2 bản/người/năm (Mức hưởng thụ chung cho cả nước 7,07 bản/người/năm).


   Trong số 61 báo Đảng thì 32 báo có số phụ, 11 báo có số cuối tháng, số nguyệt san. Với 2 kỳ phát hành mỗi tuần, mức hưởng thụ báo Bình Phước của nhân dân tỉnh ta đạt 0,68 bản/người/năm, đứng thứ 20 trong số các báo Đảng địa phương. Ngoài kinh phí hoạt động, 57 báo (trừ Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Hải Phòng và Bình Dương tự trang trải) trong năm qua được ngân sách cấp phục vụ in ấn, phát hành 42,190 tỷ đồng. Phần lớn các tỉnh, thành phố có nhà in, trong đó có 7 báo có nhà in riêng. Qua thống kê, có thể rút ra nhận xét việc nâng cao chất lượng báo để mở rộng phát hành là vấn đề bức xúc đối với báo Đảng nhiều địa phương.


   Vậy, làm gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng?


   Có rất nhiều ý kiến thảo luận, tập trung làm rõ “tính chính trị và tính hấp dẫn”, hấp dẫn ngay trong nội dung chính trị.


   Để có một tờ báo có tác dụng tích cực trong phong trào hành động cách mạng của quần chúng, trước hết nội dung thông tin của nó phải cần thiết cho người đọc, có sức lay động, hấp dẫn người đọc. Hạn chế lớn nhất của báo Đảng địa phương là thông tin chậm, hình thức thể hiện ít đổi mới, đơn điệu, trùng lặp. Nhiều ý kiến trong hội nghị Tổng biên tập lần này đã khẳng định: Mỗi tờ báo Đảng địa phương phải trở thành một kho thông tin về mọi mặt kinh tế - xã hội, một địa chỉ văn hóa mang đậm sắc thái địa phương. Một tờ báo địa phương chỉ cần thiết cho nhân dân chính địa phương ấy và nhân dân cả nước khi nó đại diện cho một vùng đất, một cộng đồng dân cư trong một quốc gia thống nhất, đa dạng. Mang đậm sắc thái địa phương là định hướng quan trọng thể hiện báo chí địa phương vươn ra toàn quốc và tới những quốc gia, cộng đồng khác trên thế giới.


   Mang đậm sắc thái địa phương như thế nào? Câu hỏi thật khó và đòi hỏi cũng rất cụ thể. Chỉ khi nào có đủ bản lĩnh chính trị, sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc, thật sự có tâm huyết yêu nghề, sống chết vì nghề… thì mỗi ban biên tập, mỗi tờ báo mới tìm được câu trả lời đúng đắn nhất.


   Hội nghị lần này cũng đề cập nhiều vấn đề thuộc về công tác quản lý nhà nước đối với báo chí… Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã dành nhiều thời gian phân tích các bước tiến hành xây dựng chiến lược thông tin - báo chí của Việt Nam từ nay đến năm 2020. Đồng chí Hữu Thọ kết luận hội nghị, không quên nhấn mạnh “sắc thái địa phương”, đặc biệt là các địa phương thuộc miền núi và dân tộc. Về tính chính trị của báo Đảng, đồng chí Hữu Thọ nêu rõ: Tính chính trị của tờ báo Đảng thể hiện ở việc thường xuyên, nhiệt thành, không mệt mỏi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh và nghị quyết của Đảng. Tính chính trị thể hiện ở việc khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào về dân tộc và con người Việt Nam, niềm tin vào cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Dũng cảm, thông minh, tỉnh táo phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, các điển hình trên báo, chống cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa biểu hiện rõ nét ở tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí, xa hoa trụy lạc, xâm phạm quyền làm chủ người dân. Đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu, hành vi thù địch, sai trái, phản bội dân tộc và đất nước… đồng thời phải mở rộng thông tin tới các mặt đời sống của nhân dân ở địa phương, trong cả nước và toàn thế giới.


   Là một nhà báo lão thành, đồng chí Hữu Thọ có điều nhắc nhở lớp đàn em, những người cầm bút kế tục: Sự thành công của một cây bút cần 3 điều: Bản lĩnh chính trị, sát cơ sở và phải sục sôi máu nghề nghiệp.


   Có lẽ, đó không chỉ là lời khuyên đối với một cây bút, mà một tờ báo muốn đứng vững trong lòng bạn đọc, cũng phải làm được, sống được như thế.
 

9-1999

Tác giả: Chơn Thành Thị ủy, Báo Bình Phước Online

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Huyện Chơn Thành được thành lập theo Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ gồm 08 xã, thị trấn (Minh Long, Minh Thành, Tân Quan, Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng, Minh Hưng và thị trấn Chơn Thành). Ngày 16/5/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2005/NĐ-CP thành lập xã Thành Tâm...

Bác Hồ với công tác cán bộ
Bác Hồ với công tác cán bộ Bác Hồ với công tác cán bộ
Sửa đổi lối làm việc - Bài học còn nguyên giá trị
Sửa đổi lối làm việc - Bài học còn nguyên giá trị Sửa đổi lối làm việc - Bài học còn nguyên giá trị
Thăm dò ý kiến
Thị xã Chơn Thành được thành lập vào?
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay187
  • Tháng hiện tại3,242
  • Tổng lượt truy cập28,844

111/2021/NĐ-CP

Thông báo về việc cập nhật thông tin hàng hóa trên website, ứng dụng theo quy định tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP

Thời gian đăng: 10/04/2022

lượt xem: 108 | lượt tải:31

98/2020/NĐ-CP

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian đăng: 10/04/2022

lượt xem: 76 | lượt tải:23
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây