“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Thứ ba - 22/04/2025 07:49
BPO - Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16-1-2025 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nêu rõ, thời gian qua, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác này ở không ít cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ và đúng mức.
   BPO - Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16-1-2025 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nêu rõ, thời gian qua, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác này ở không ít cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ và đúng mức.
 

   Ðể tăng cường công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xây dựng Ðảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, Bộ Chính trị yêu cầu, thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trước hết cần tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức quan trọng hàng đầu của người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp phải nêu gương về học tập và thực hành các chuẩn mực đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới.


   Cụ thể, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải luôn tâm huyết, trách nhiệm, mẫn cán, tận tụy với công việc được giao; tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí; giữ mình trong sạch, không tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu; trung thực, ngay thẳng, công tâm, khách quan; nghiêm túc, gương mẫu chấp hành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, nghề nghiệp; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh; thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm và những quy định về nêu gương; trọng liêm sỉ, danh dự, chủ động nhận trách nhiệm khi bản thân và người thân tham nhũng, tiêu cực; tích cực tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; thường xuyên thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mọi lúc, mọi nơi, trong công việc và đời sống hằng ngày.


   Để thực hiện có hiệu quả yêu cầu nêu trên của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc đẩy mạnh giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để “không muốn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực” và đi đôi với nhiệm vụ quan trọng này là siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế chặt chẽ để “không thể tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm những hành vi vi phạm với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ để “không dám tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”. Cùng với đó, chú trọng nâng cao đời sống cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động để “không cần tham nhũng, tiêu cực”.
 

   Một trong những vấn đề nữa được dư luận cũng như đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước quan tâm, mong muốn đưa nội dung giáo dục, học tập và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thành chuyên đề sinh hoạt bắt buộc của các chi bộ, là nội dung kiểm điểm trong sinh hoạt chi bộ, cấp ủy định kỳ và là tiêu chí đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên hằng năm. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong toàn xã hội về giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
 

the nao la can kiem liem chinh chi cong vo tu

Ảnh minh hoạ: Thông tấn xã Việt Nam

Tác giả: Chơn Thành Thị ủy, Hồ Ngọc

Nguồn tin: Báo Bình Phước Online

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Huyện Chơn Thành được thành lập theo Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ gồm 08 xã, thị trấn (Minh Long, Minh Thành, Tân Quan, Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng, Minh Hưng và thị trấn Chơn Thành). Ngày 16/5/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2005/NĐ-CP thành lập xã Thành Tâm...

Bác Hồ với công tác cán bộ
Bác Hồ với công tác cán bộ Bác Hồ với công tác cán bộ
Sửa đổi lối làm việc - Bài học còn nguyên giá trị
Sửa đổi lối làm việc - Bài học còn nguyên giá trị Sửa đổi lối làm việc - Bài học còn nguyên giá trị
Thăm dò ý kiến
Thị xã Chơn Thành được thành lập vào?
Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay190
  • Tháng hiện tại3,550
  • Tổng lượt truy cập34,962

111/2021/NĐ-CP

Thông báo về việc cập nhật thông tin hàng hóa trên website, ứng dụng theo quy định tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP

Thời gian đăng: 10/04/2022

lượt xem: 118 | lượt tải:34

98/2020/NĐ-CP

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian đăng: 10/04/2022

lượt xem: 87 | lượt tải:26
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây